Tư duy đồng thoại trong thơ hiện nay

Đời sống xã hội càng văn minh bao nhiêu, nỗi bất an của cuộc mưu sinh nặng nhọc ngày càng tăng, đời sống tâm hồn càng công thức, xơ cứng bao nhiêu, thì một trong những khao khát thẳm sâu của con người là tìm tới một nơi chốn trở về, mong tìm đến sự cân bằng, bình an, như một sự giải thoát trong tâm hồn. Vì vậy, trở về với cái tự nhiên của con người, và thể hiện những khát vọng ấy qua một điểm nhìn đặc biệt: cái nhìn đồng thoại về thế giới, là một trong những nội dung của thơ ca hiện nay. Đọc tiếp “Tư duy đồng thoại trong thơ hiện nay”

Thành phần xen trong cốt truyện và sự trường lực, đại kiến tạo của tiểu thuyết

Nhà văn Mạc Ngôn đã nói về tiểu thuyết: Gọi là người nổi tiếng chữ nghĩa, chính là biểu hiện bên ngoài của dòng suối lớn, rặng núi cao, cảnh tượng lớn ở trong lòng họ. Sức sống mạnh mẽ, đan xen nhiều lo âu, nhiều thương xót, đem lại hoài bão lớn, như ngựa thần bay bổng, lưu lại cảnh ngộ lớn lao trên miền đất mênh mông trắng xoá – đều là nội hàm với tiểu thuyết dài. Tất cả những khí lực lớn đó làm nên sự trường lực và đại kiến tạo của tiểu thuyết (Bảo vệ sự tôn nghiêm của tiểu thuyết) [1]. Đọc tiếp “Thành phần xen trong cốt truyện và sự trường lực, đại kiến tạo của tiểu thuyết”

Quan điểm nghệ thuật tượng trưng của nhóm Xuân Thu và Dạ Đài

Giữa lúc Thơ Mới đạt đến đỉnh cao và chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu đi vào thoái trào thì nhóm các văn nghệ sĩ gồm: Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Khoát (nhạc sĩ) Nguyễn Đỗ Cung (họa sĩ) muốn khai sáng một phong trào nghệ thuật cho riêng mình, để thay đổi cái cũ đang dần xuống sức. Đọc tiếp “Quan điểm nghệ thuật tượng trưng của nhóm Xuân Thu và Dạ Đài”

Sự quyến rũ của cảm giác qua ngôn từ trong tác phẩm “Cuộc đời Arseniev-Thời thanh xuân” (Bunin)

Bài của Z. Heinade, “Voprosy literatury” năm 2009, № 1 (Tạp chí Những vấn đề văn học, Nga, số 1-2009).

Từ Gogol đến Bunin và Pasternak, đó là những nhà văn Nga có khuynh hướng giới thiệu cho người đọc không chỉ những kinh nghiệm tình cảm – giác ngộ tôn giáo, cảm giác của tình yêu, kinh nghiệm về cái chết – mà còn cả những cảm xúc nguyên sinh: cảm nhận mùi vị, âm thanh, màu sắc… Họ tiến hành từ thực tế nghệ thuật là một biểu hiện của cảm xúc và kinh nghiệm – một trong những cách quan trọng nhất của sự hiểu biết cuộc sống. Vì vậy, họ dường như muốn vẽ một bản đồ của cấu trúc cảm thụ của con người. Đọc tiếp “Sự quyến rũ của cảm giác qua ngôn từ trong tác phẩm “Cuộc đời Arseniev-Thời thanh xuân” (Bunin)”

Thơ tứ tuyệt trong truyền thống văn hóa phương Đông

Là một thể thơ lâu đời ở Trung Quốc, thâm nhập và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn học Việt Nam, thơ tứ tuyệt là một thể loại kết tinh được khá nhiều nét độc đáo của những giá trị tinh thần văn hoá phương Đông. Chính điều đó, dường như đã góp phần tạo nên những sức mạnh đặc biệt của tứ tuyệt. Đọc tiếp “Thơ tứ tuyệt trong truyền thống văn hóa phương Đông”